Bánh Xe Đẩy Hàng Có Đặc Tính Khác Nhau Tùy Vào Từng Chất Liệu

Bánh xe đẩy được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày: Làm bánh xe tủ nhôm kính, bánh xe tủ gỗ, bánh xe của xe đẩy hàng 4 bánh, 2 bánh, xe mía đến cả bánh xe chân giàn giáo, bánh xe lắp vào các container hàng,… Để tìm mua dòng bánh xe đẩy hàng phù hợp với từng loại yêu cầu trong công việc thì bạn phải hiểu được  nắm được các chất liệu đó có những đặc tính khác nhau như thế nào, phù hợp với công việc gì, chịu lực ra sao.

Chất liệu bánh xe khác nhau sẽ dẫn đến những đặc tính khác nhau của bánh

Bánh Xe Đẩy Hàng Có Đặc Tính Khác Nhau Tùy Vào Từng Chất Liệu

Bánh xe đẩy Popyurethane (PU): Đây là loại chất liệu bánh xe đẩy không chịu được nhiệt độ cao, có khả năng kháng lại hóa chất ( hóa chất thông thường) như: dầu mỡ, nước… Loại Bánh xe này sử dụng rất tốt trên những bề mặt bằng phẳng, không gồ ghề. Bánh xe PU có khả năng bảo vệ nền, sàn không tốt bằng bánh xe cao su vì nó không có tính đàn hồi và giảm sóc như bánh xe Cao su.

Bánh xe đẩy Popyurethane (PU)Bánh xe đẩy Popyurethane (PU) phân phối bởi làng rùa

Bánh xe đẩy Cao su: Bao gồm 2 loại
+ Cao su cứng( màu đen) : để lại dấu vết trên sàn
+ Cao su dẻo ( cao su mềm – màu xám) : không để lại dấu vết
Thông thường bánh xe đẩy làm bằng chất liệu Cao su dẻo( xám) tốt hơn so với cao su cứng (đen). Cả 2 loại chất liệu Cao su này đều có thể sử dụng trong nhà và ngoài trời ( điều kiện sàn có bề mặt không bằng phẳng hoặc gồ ghề).

bánh xe cao su
Bánh xe đẩy Cao su phân phối bởi làng rùa

Bánh xe đẩy cao su không gây ra tiếng ồn nên sử dụng tốt nhất cho xe đẩy hàng 2 bánh, 4 bánh trong môi trường làm việc yêu cầu sự yên tĩnh như: Bệnh viện, rạp chiếu phim, Nhà hàng,….. Bánh xe cao su không chịu được hóa chất, dung môi, nước , nhiệt độ..

Bánh xe đẩy Nylon: Đây là chất liệu có thể chịu đựợc hóa chất (thông thường ),dầu mỡ, nước,… tốt hơn so với chất liệu bánh xe Polyurethane. Trong trường hợp khách hàng cần bánh xe đẩy sử dụng trong môi trường hóa chất thì bạn có thể sử dụng bánh xe đẩy Nylon nhưng tốt nhất là sử dụng loại Bánh xe Nylon và sắt không rỉ.

Bánh xe đẩy Polypropylene (PP): cũng là 1 loại chất liệu Nylon nhưng chất lượng không bằng bánh xe đẩy Nylon cho nên giá của Bánh xe Nylon bao giờ cũng cao hơn giá bánh xe đẩy hàng Popypropylene.Trong trường hợp bạn không sử dụng quá nhiều trong việc di chuyển, giá Bánh xe Nylon cao thì bạn có thể chuyển sang phương án sử dụng bánh xe PP.

bánh xe đẩy PP
Bánh xe đẩy Polypropylene (PP)phân phối bởi làng rùa

Bánh xe chịu nhiệt (Phenolic): Chất liệu này chịu được nhiệt độ cao, nước, dầu mỡ, acid nhẹ, hóa chất (thông thường),… Sử dụng tốt nhất loại bánh xe đẩy này trong những bề mặt bằng phẳng, không quá gồ ghề nếu không sẽ bị mài mòn rất nhanh. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng bánh xe cho các lò nướng hoặc trong môi trường có nhiệt độ cao thì lời khuyên của chúng tôi là nên sử dụng loại Bánh xe đẩy chịu nhiệt Phenolic này.

Bánh xe bằng Sắt: được sử dụng trên bề mặt gồ ghề, nhiều chướng ngại vật. Đa số được sử dụng trong ngành Công nghiệp, ngoài trời vì loại bánh xe đẩy này không bảo vệ nền ,sàn nhà trong chuyển động lăn của nó.

Nếu hiểu được hết thông số kỹ thuật, chất liệu cấu thành nên các dòng bánh xe đẩy hàng thì bạn có thể dễ dàng tìm mua những dòng bánh xe phù hợp với tính chất công việc của bạn.

0902.126.974
Liên hệ